Ernst & Young Vietnam Limited

Ernst & Young Vietnam Limited

Dịch vụ
301-500
2 Hai Trieu District 1 Ho Chi Minh
2.2
227 reviews

Thế mạnh của Big 4 nói chung và EY nói riêng là nhiều người trẻ năng động và tài năng. Nhưng thế mạnh này cũng là điểm yếu trong quản lý công việc, và quản lý con người. Không phải tự dưng mà đại học bày ra ngành quản trị kinh doanh mà bắt mọi người học trong 4 năm trời. Bản thân là ex-EY và là dân QTKD mình có ý kiến như sau: Thứ 1: về con người. Trong công ty thì job thường được quản lý bởi senior ( 60%-70%) và phần còn lại được quản lý mởi Managers. Seniors, và Manager đa số là dân hệ kế toán, kiểm toán, hoặc một ít thành là thành phần là mảng đầu tư tài chính hoặc ngân hàng và độ tuổi chỉ khá trẻ trong khoảng từ 24 - 30. Môi trường trẻ trung. năng động như vậy sẽ tạo ra được môi trường làm việc hiểu quả chăng? Tất nhiên là không, mặc dù không thể phủ nhận các ưu điểm như người trẻ: tài năng, trâu chó cày cuốc, vâng lời. Nhưng những ưu điểm này lại là con dao hai lưỡi. Để minh nói rõ hơn về quá trình từ staff lên Man. Đối với staff, Big 4 yêu cầu phải ngoan ( vâng lời, b ảo gì làm đó. có bị đì cũng phải căn răng mà chịu), và chăm chỉ ( cày sáng, trưa, chiều, tối, thứ 7, chủ nhật), và không đòi hỏi ( OT thích thì t cho không thì thôi). Vì thế staff chỉ cắm mặt cắm mày làm job từ sáng đến đêm chỉ mong hoàng thành file để mong được thăng chức lên senior. Đối với một senior, các bạn lại bị chuyển sang một roll khác, ngoài là người vững kiến thức, thì các bạn cũng phải biết quản lý công việc tổng thể và quản lý con người. Đa số các bạn sen thì kiến thức và quản lý công việc đã rất tốt ( do 2 năm tôi luyện trong địa ngục), nhưng về mặt quản lý con người ( là thứ quan trọng nhất) lại bị coi nhẹ và không được huấn luyện bài bảng - phần này là ý chính này. Việc này dẫn đến EQ của các bạn rất thấp và chỉ làm mọi thứ theo bản năng. Mặc dù EY có những course training về EQ rất hay, nhưng mọi người chủ yếu chép đáp án hoặc học vẹt hay sao mà đa số nhân viên cũng chẳng quan tâm mấy về vấn đề này. Thế nào là quản lý con người theo bản năng? Là chỉ làm việc với bạn bè, người mình thích thay vì là tất cả mọi người. Là chỉ a dua, nói xấu thay vì đóng góp ý kiến chân thành tạo thay đổi. Là nghe ngóng, tạo drama thay vì tập trung vô công việc. Là chia bè, kết phải, tạo thế lực ngầm gây bất công trong đánh giá thay vì bình đẳng với mọi người, etc. Nhiều người nói EY là cái chợ trời cùng đúng, vì chuyện anh A *** em B để mua cái váy, hay C có vợ có con nhưng vẫn đi đêm với chị D, em E là COCC của chị F hay sếp X,Y,Z đã có gia đình vẫn đi ***, *ịch dạo etc thì lan nhanh như bão. Những drama, có đúng có sai, nhưng rất mơ hồ và không ai kiểm chứng được. Tuy là dân kiểm toán nhưng các bạn chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng nhanh như điện, không khác gì mấy bà hàng xóm vô học ngoài ngỏ ngồi tám chuyện. Từ việc EQ thấp, đến cách xử lý tình huống kém cõi trong việc quản lý con người đã khiến EY nói riêng và Big4 nói chung dần mất giá. Tuy mang tầm quốc tế nhưng văn hóa Big4 không khác gì các Locals, vậy thì các em các bạn tại sao lại chọn Big. Đơn giản : DANH TIẾNG ẢO? Có ai ở đây không vì danh tiếng Big mà là ở Big không ạ? Chắc không đâu hen. Có một câu nói mà mình vẫn thấy rất đúng nhưng lại ng* ạ, một anh Manager X nói như sau:" Ai chả thích làm việc với người nịnh tụi bây, đỡ hơn mấy đứa suốt ngày chỉ cắm đầu làm chẳng nói năng gì. Ai biết tụi nó làm được gì, trừ khi tụi bây giỏi xuất sắc thì tao còn quan tâm. Rồi tụi m` lên manager, lên sen sẽ hiểu". Điều em hiểu duy nhất là, với lối tư duy đó của sếp ( hoặc các sếp) thì Big4 cuối cùng cũng chỉ là cái chợ, là cái công trường rẻ mạc thôi ạ. Từ lối tư duy đó mà dẫn đến muôn vàng hệ lụy liên quan: khinh thường công sức người khác, coi thường nhân phẩm người khác, và ty tỷ những thứ toxic khác đã được " bình thường hóa". Đối với mình, việc nghe mấy câu như: " bé này trông ngon, xinh ghê." "có bé nào ngọt nước không để book đi job", " cái con l** này mặc khó ưu đã đ** muốn làm chung", "cái đứa này rate 3.5 , chắc nó ng* như bò, đừng book nó,"... như cơm bữa. Lúc mới vào thấy còn vui, nghe riết nhàm và chói tai vô cùng. Nêu dừng lại ở lời nói thì cũng chẳng là gì quá bận tâm, nhưng mà .., chả bao giờ là dừng ở đó cả. Nói chung, nói cỡ nào thì nói, các sếp,và HR cũng chỉ phán một câu: " Thê giới này bất công vậy đó, làm được thì làm không làm được thì nghỉ" hoặc " Em ra ngoài rồi sẽ thấy đời bất công còn hơn vậy, công ty đã rất nhân nhượng và hỗ trợ hết mình cho tụi em". Câu đầu thì mình thấy cũng ổn, nhưng câu sau thì thấy hơi kỳ. Nếu đúng như vậy thì các bạn đã nghỉ cũng phải quay lại công ty rồi chứ nhỉ ? Nhưng không, bạn bè mình ( khoản 20 đứa), đa số bỏ hẳn ngành kiểm toán và chẳng ma nào dám bén mảng lại Big4 cả. Nếu các bạn có chung ý kiến cứ thả cmt ở dưới.